K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2020

 Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.                                                                                              

                           tk cho mk vs

Ông cha ta có câu "Học đi đôi với hành". Đến ngày hôm nay câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức làm đầy vốn sống và sự hiểu biết của bản thân. Song chúng ta cần học nhưng cũng cũng không thể thiếu việc thực hành để khắc sâu kiến thức. Nếu chúng ta học không đi với hành thì điều gì sẽ xảy ra? ( Nghi vấn ) Những kiến thức chúng ta biết chỉ là những lí thuyết trên sách vở mà chúng ta không thể vận dụng nó vào thực tế để phục vụ cho công việc của mình. Đặt trong bối cảnh khoa học kĩ thuật hiện nay, người chỉ biết học mà không biết áp dụng vào thực tiễn cũng sẽ không được trọng dụng. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình thói quen học tập đi đôi với thực hành thường xuyên để chúng ta có được hiệu quả học tập cao nhất ( cầu khiến)

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng; khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

6 tháng 4 2022

bạn ơi mình viết văn thì nên tham khảo trên mạn hoặc các tài liệu . Nên bạn tham khảo rồi tự làm nhé . Còn viết văn mà nhanh ko coppy thì mik k viết đc đâu ạ

6 tháng 4 2022

1. 

Trên chuyến hành trình lượm nhặt kiến thức từ cuộc sống , đường đời , xã hội,.... chắc chắn ai cũng sẽ phải bước qua cách cổng diệu kỳ. Đó là cổng trường và sau đó là những điều kỳ diệu , một thế giới mới . Ngày đầu tiên đến trường cấp 1 , em vẫn còn nhớ tâm trạng , cảm giác hồi hộp khi bước chân vào ngôi trường trong cái nắm tay thật chặt dành cho mẹ và  em đã có một kỉ niệm đáng nhớ nhất vào ngày trọng đại này . Lúc ấy , em vào lớp muộn nhất các bạn vì thế khi e bước vào lớp thì các bạn đều nhìn em , cô chủ nhiệm cũng kêu em tự giới thiệu với các bạn trong lớp . Vì thế , em trở thành người có ấn tượng nhiều nhất với mọi người  . Hơn thế , em đã có sự tự tin ngay khi em đứng trên bục lớp và giới thiệu . Đây là một kỉ niệm khó quên đối với em , ngay ngày đầu đã đi học muộn , em nhớ mãi cũng nhờ việc này em đã kết thân với rất nhiều người bạn .Cho đến bây giờ thì những người bạn ấy đã trở thành những người bạn thân thiết nhất đối với em.

Bạn tham khảo :

Liệu con người có cần tính giản dị hay khiêm tốn  ko ? ( câu nghi vấn ) Nếu thế thì chắc chắn phải có ( câu phủ định )   . Bởi nó là đức tính vô cùng tốt đẹp và là phẩm chất cao quý của mỗi con người . Giản dị sẽ giúp mình được mọi người yêu quý và kính trọng hơn . Giúp ta  dễ dàng  học  hỏi, tìm  tòi  những  kiến thức kỹ  năng từ bạn  bè  ( câu trần thuật )  . Thử hỏi xem khi ta kiêu ngạo và ko giản dị, khiêm tốn sẽ có lợi gì ? ( Câu nghi vấn )  Tất nhiên chỉ có hại . Khi ko giản dị , khiêm tốn sẽ khiến ta bị cô lập . Thật vậy ! Lúc đó ta sẽ ko muốn tiếp thu ý kiến của người khác . Vì vậy , tính giản dị là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người .

  
18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

 

Câu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. 

Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện

27 tháng 3 2021

tham khảo

câu rút gọn:Trong những trường hợp như vậy.

  Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

7 tháng 12 2019

Tham khảo gợi ý sau:

- Nghĩa đen: đói vẫn phải ăn miếng ăn sạch sẽ, rách cũng nên giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù trong nghịch cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, kiên định, tinh thần trong sạch. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy con người càng phải giữ vững phẩm giá, bản chất lương thiện.

- Từ 2 hình ảnh này, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.

- Là sự tự khẳng định và đề cao phẩm gía người lao động.

- HS sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn (1.5đ)

- HS gạch chân dưới câu đặc biệt và câu rút gọn đó (0.5đ)

17 tháng 3 2022

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”…

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc….

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

17 tháng 3 2022

tham khảo :
 

hớ về các thế hệ đi trước, những người đã lao động, sáng tạo để tạo ra những điều mà ta nha nhận được ngày hôm nay.

Đạo lý nhớ ơn đấy, suốt hàng trăm năm nay vẫn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của mọi người. Bởi vì không có gì trên thế giới này là tự nhiên mà có. Cây xanh tốt là nhờ người chăm bón, đất nước hòa bình là nhờ các anh bộ đội, máy móc hiện đại là nhờ các nhà khoa học… Tất cả đều phải có người gây dựng nên. Vì thế ta cần phải luôn biết ơn và nhớ đến họ. Phẩm chất ấy tạo nên một con người có nhân cách tốt đẹp, cả trong lời nói và ứng xử. Giúp gắn kết mọi người lại gần với nhau hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng gặp được sự hiện diện của lòng biết ơn. Qua các tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ta, qua các ngày lễ tưởng nhớ, biết ơn các thầy cô, thương binh liệt sĩ, ngày của cha, ngày của mẹ… Và còn thể hiện qua từng hành động nhỏ bé như câu cảm ơn, cái ôm ấm áp, những bức thư tay, những bài hát cảm động.

Tất cả đã gián tiếp khẳng định với chúng ta rằng bài học Uống nước nhớ nguồn mà ông cha nhắn nhủ vẫn đang và sẽ được con cháu tiếp bước, kéo dài đến muôn đời.

Giải thích Uống nước nhớ nguồn mẫu 1

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ chứa đựng một truyền thống quý báu của đất nước ta. Đó là truyền thống nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên.

“Uống nước” là từ chỉ hành động đón nhận, nhận lấy những thành tựu, thành quả do người khác tạo ra. Còn “nhớ nguồn” chính là hành động nhớ đến, biết ơn, kính trọng dành cho những người đã lao động, cống hiến để tạo ra thành quả cho mình đón nhận. Từ đó, câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta rằng cần phải biết quý trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng nên những thứ mình được hưởng thụ ngày hôm nay.

Truyền thống nhớ ơn trong câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống văn hóa tốt đẹp mà nhân dân ta vẫn luôn gìn giữ và phát huy lâu nay. Nó chính là sự kết nối giữa con người của các thế hệ khác lại với nhau. Những người đi trước đã tạo ra, khám phá ra những công trình, những bài học, những liều thuốc, những vùng đất mới… để ngày hôm nay, chúng ta được sử dụng. Quá trình ấy, không hoàn toàn là bằng phẳng mà có những chông gai, mất mát. Vì vậy, chúng ta cần phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có, và luôn nhớ đến công lao của các thế hệ đi trước.

Tinh thần nhớ ơn ấy luôn thấm nhuần trong mỗi cá nhân chúng ta ngay từ tấm bé. Nó đi vào tiềm thức qua các bài học ở trường, các ca khúc, bộ phim, câu chuyện vẫn được nghe, được kể, được chứng kiến hằng ngày. Chính điều đó đã gián tiếp thể hiện được sự coi trọng của nhân dân ta với cội nguồn, tổ tiên. Và trực tiếp hơn, thì ta dễ dàng nhận biết truyền thống nhớ ơn ấy qua các ngày lễ, ngày kỉ niệm và tôn vinh những thế hệ đi trước. Như ngày thầy thuốc, ngày quân đội, ngày nhà giáo, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… Và rõ nét hơn nữa, chính là những ngày Tết Nguyên Đán, Tết Độc lập. Vào những ngày ấy, mọi người cùng nhau chúc tụng, ca ngợi những người đã có công cống hiến cho đất nước, cho gia đình. Và thể hiện niềm kính yêu của mình qua những món quà, ca khúc, qua các mâm cúng thịnh soạn và sự tụ hội, sum vầy của cả gia đình.

Chính truyền thống nhớ ơn ấy, đã giúp gắn kết các thế hệ và mọi người lại với nhau. Đồng thời, thôi thúc các thế hệ sau noi gương thế hệ trước mà tiếp tục cố gắng phấn đấu hơn nữa. Điều đó hiện diện qua các phong trào lao động học tập hăng say của chúng em và tất cả mọi người.

Cho đến hôm nay, và cả mai sau nữa, truyền thống nhớ ơn vẫn sẽ mãi được giữ gìn và phát huy trong lòng người dân Việt. Đúng như những gì cha ông ta vẫn luôn nhắn nhủ “Uống nước nhớ nguồn”.

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn mẫu 2

Từ xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, ẩn chứa các bài học tinh thần quan trọng và ý nghĩa. Những bài học ấy được truyền đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tiêu biểu như câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

“Uống nước” là hành động nhận lấy, hưởng thụ những thành quả, hiện vật do người khác tạo nên. Còn “nhớ nguồn” chính là suy nghĩ, hành động luôn nhớ đến, ghi nhớ và biết ơn những người, những tập thể đã tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng. Như vậy, qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, ông cha đã dạy chúng ta bài học về sự biết ơn trong cuộc sống này.

Trong xã hội hiện nay, gần như tất cả mọi thứ đều trải qua bàn tay lao động của con người. Từ nước uống, đồ ăn, bàn ghế, sách vở, chương trình tivi, áo quần, nhà cửa, đường đi… Tất cả đều là thành quả từ sức lao động của con người, chẳng có gì là tự nhiên mà có cả. Mà những thứ đó, ai trong chúng ta mà không sử dụng chứ. Ai cũng phải đi đường, cũng phải ăn uống, cũng phải mặc áo quần, cũng phải giải trí… Vì vậy, khi hưởng thụ những sản phẩm ấy, chúng ta cũng cần ghi nhớ, biết ơn công lao những người đã làm ra nó. Không chỉ thế, quan trọng hơn, chúng ta còn cần biết ơn, cảm tạ những người đã ra tay nâng đỡ, giúp đỡ chúng ta, dù là những điều nhỏ nhặt nhất.

Lòng biết ơn được thể hiện từ trong những suy nghĩ của chúng ta, rồi mới đến những hành động cụ thể. Đôi khi, chúng ta quên thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác. Hai từ cảm ơn chính là một cách thể hiện lòng biết ơn dễ dàng nhất. Như khi nhận được một chiếc bánh thơm ngon từ người bán hàng, ta nói cảm ơn. Khi bước vào một căn phòng được cô lao công quét dọn sạch sẽ, ta nói cảm ơn. Rộng lớn hơn nữa, là chúng ta có những hành động thực tế để thể hiện lòng biết ơn của mình. Khi biết ơn người nông dân cực khổ trồng lúa, ta nâng niu từng hạt gạo chứ không bỏ phí. Khi biết ơn những người lính đã hi sinh vì độc lập tự do của đất nước, thì ta cố gắng rèn luyện, học tập thật tốt để giúp đất nước phát triển vững mạnh. Khi tất cả mọi người sống với trái tim biết cảm ơn những gì mình đã nhận được, biết hành động để thể hiện sự biết ơn đó, thì xã hội này sẽ trở nên bình yên và hạnh phúc biết mấy.

Dù vậy, hiện nay, vẫn tồn tại một nhóm người sống mà không hề có một sự biết ơn nào với những thứ mình nhận được. Họ mặc nhiên hưởng thụ, tiêu xài một cách phung phí. Không hề nghĩ đến công sức mà người khác đã bỏ ra, đồng thời cũng chẳng nghĩ ngợi gì đến việc cảm ơn những người ấy. Thật là đáng chê trách.

Là một học sinh, em đã được lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà, cha mẹ. Mỗi món ăn, chiếc áo, quyển sách được sử dụng, em đều nâng niu và quý trọng. Bởi em thấu hiểu được những vất vả, công sức mà người lao động đã bỏ ra.

Biết ơn là một đức tính đáng quý của con người. Hiểu được điều đó, ông cha ta đã gói ghém bài học quý giá vào trong câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn mẫu 3

Dân tộc ta từ xưa đến nay được biết đến với những truyền thống đạo đức tốt đẹp và quý giá. Như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống trung thực… Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là gì? Đó là một câu nói với những hình ảnh ẩn dụ, giúp cô đọng lại một bài học quý giá trong một câu tục ngữ ngắn gọn. “Nước” chính là từ chỉ những tài nguyên, những điều tốt đẹp mà ta được nhận từ người khác. Đó có thể là những món đồ vật chất cụ thể, nhưng cũng có thể chỉ là những lời nói động viên, những cái ôm, những cái nâng đỡ khi cần. Quan trọng là nó đã đem lại và giúp cho chúng ta một điều gì đó. Còn “nguồn” , đó là nơi tạo ra những thứ mà chúng ta tận hưởng, nhận được. Đó chính là những con người đã chia sẻ, đã tạo ra cái cho chúng ta được nhận. Đại ý câu tục ngữ đã răn dạy chúng ta bài học về lòng biết ơn, rằng khi nhận lại thì phải biết cảm ơn, trân trọng người cho đi.

Lòng biết ơn là thái độ, là suy nghĩ, là hành động biết trân trọng, nâng niu và cảm ơn những gì chúng ta được nhận, dù lớn hay bé. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được nhận rồi. Nhận tình thương của cha mẹ, nhận dòng sữa mát lành của mẹ, nhận cái ôm vững chãi của cha, nhận không khí trong lành của trái đất, nhận trái ngọt của thiên nhiên… Chính vì thế, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng biết ơn. Để biết cảm ơn những người đã ban cho mình, để biết trân trọng những gì mình nhận được. Khi đó, tình cảm giữa con người và con người sẽ tự nhiên mà trở nên yêu thương, gần gũi. Mọi người khi trao đi và được nhận lại lòng biết ơn thì sẽ cảm thấy ấp áp, thỏa mãn và rồi lại tiếp tục trao đi. Cứ như thế, cả xã hội sẽ trở nên tuyệt vời biết mấy.

Dù ý nghĩa và giá trị của lòng biết ơn vẫn luôn hiện tồn rõ mồn một đến vậy, nhưng cũng chẳng khó khăn gì để tìm ra một cá thể không có lòng biết ơn ở giữa xã hội này. Đó là những con người vô tư nhận về cho bản thân mình, vô tư hưởng thụ những gì người khác mang lại, mà chẳng bao giờ có sự biết ơn, trân trọng và suy nghĩ hồi báo lại. Như những đứa trẻ vô tư hưởng thụ tình thương, sự hi sinh của cha mẹ mà chẳng có sự biết ơn, quý trọng, suốt ngày chìm trong trò chơi, bỏ mặc cha mẹ vất vả. Thật là sai trái và tai hại, cần chấn chỉnh ngay.

Bản thân em, là một học sinh lớp 7, em vẫn luôn cố gắng nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp. Từ những bài học mà thầy cô, bố mẹ dạy dỗ. Đặc biệt là lòng biết ơn. Từ những điều nhỏ bé đến to lớn trong cuộc sống. Như biết cảm ơn khi được xe ô tô nhường sang đường, biết cảm ơn khi được thầy cô chỉ bảo, biết cảm ơn khi được bố mẹ quan tâm, chăm sóc… Và cũng từ đó, dấy lên trong em khát vọng được chia sẻ với người khác, để ai cũng được sống trong bầu yêu thương giống như mình.

Càng học tập, rèn luyện, em càng thấm nhuần được lối sống ấm áp mà cha ông gửi gắm trong câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Đây thực sự là một bài học ý nghĩa và giá trị còn trường tồn mãi với thời gian.